Nội dung chính:
Thép hình thép tấm là các loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng. Mỗi loại đều có quy trình sản xuất riêng biệt và được sử dụng tùy theo từng nhu cầu khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tổng quát về thép hình thép tấm.
Thép hình là gì?
Thép hình là loại thép có hình dạng đặc biệt như hình chữ H, T, I, U, L… trải qua quá trình sản xuất từ nguyên liệu thô đến phôi hình, được ứng dụng nhiều trong kết cấu xây dựng, kết cấu kỹ thuật, đòn cân, xây dựng cầu đường, ngành công nghiệp đóng tàu, tháp truyền thanh, nâng vận chuyển máy móc, khung container, kệ kho chứa hàng hóa, cầu, tháp truyền, nâng và vận chuyển máy móc, lò hơi công nghiệp, xây dựng nhà xưởng, kết cấu nhà tiền chế, nâng và vận chuyển máy, làm cọc cho nền nóng nhà xưởng.
Nhà tiền chế hiện tại thường sử dụng thép I, thép H, thép V để sử dụng xây dựng. Đối với những sản phẩm thép V thường được sử dụng trong ngành công nghiệp đóng tàu, ứng dụng trong các tòa nhà lớn….
Các loại thép hình phổ biến trong xây dựng
Thép hình được phân chia thành 4 loại thép chính là thép U, thép I, thép V, thép H. Mỗi một loại thép hình sẽ có những cấu tạo và ứng dụng riêng biệt
Thép hình H: Thép hình H là loại thép hình có kết cấu giống với hình chữ H, gây ấn tượng với người tiêu dùng nhờ ưu điểm có độ cân bằng cao nên có khả năng chịu áp lực vô cùng lớn. Thép H có rất nhiều loại cũng như đa dạng về kích thước và khối lượng sản phẩm, bởi vậy tùy vào mục đích sử dụng cũng như tính chất của công trình xây dựng mà quý khách hàng có thể lựa chọn được những sản phẩm khác nhau.
Thép hình I: Thép hình chữ I cũng có hình dáng tương tự như thép H, tuy nhiên độ dài cánh được cắt ngắn hơn so với chiều dài của bụng. Tương tự như thép hình chữ H, thép hình chữ I cũng có khả năng chịu áp lực lớn, bởi vậy tùy thuộc vào từng công trình khác nhau mà khách hàng có thể lựa chọn thép H hoặc thép I để xây dựng.
Thép hình U: Thép hình chữ U được sản xuất với nhiều những kích thước khác nhau, có khả năng chịu đựng được cường độ áp lực cao và được ứng dụng trong khá nhiều công trình khác nhau. Thép hình U được ứng dụng nhiều trong công trình xây dựng dân dụng, làm khung thùng xe, làm tháp ăng ten, ứng dụng trong nội thất.
Thép hình V: Thép hình V có đặc tính cứng, khả năng chịu được cường lực và độ bền bỉ cao. Sản phẩm này có khả năng chịu được những ảnh hưởng từ môi trường như nhiệt độ, độ ẩm…ngoài ra sản phẩm còn có độ bền trước hóa chất, chính vì thế, thép hình chữ V thường được sử dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp xây dựng, ứng dụng trong ngành công nghiệp đóng tàu..
Ứng dụng thép hình rộng rãi trong xây dựng
- Thép hình chịu được áp lực lớn từ môi trường, độ bền & độ va đập cao
- Đối với thép hình mạ kẽm sẽ có tác dụng chống lại sự ăn mòn bởi các dạng thời tiết
- Chi phí xây dựng được tiết kiệm: Vì các sản phẩm thép hình điều là thanh liền nên khi thi công cũng sẽ dễ dàng hơn, di chuyển qua lại hay lên xuống cũng thuận lợi. Thời gian thi công nhanh, chi phí lắp đặt rẻ
- Đối với các công trình nhà xưởng, các mối nối liền giúp quá trình hàn được nhanh chóng, vững chãi
Thép tấm là gì?
Thép tấm là loại thép được ứng dụng khá phổ biến. Trong ngành công nghiệp đóng tàu cũng như ngành công nghiệp xây dựng hiện nay. Giống như nhiều loại thép khác. Tên gọi của thép này là từ hình dạng của thép có hình tấm.
Tùy vào những lĩnh vực sử dụng mà người ta chia thép tấm thành những loại như sau:
– Thép cán nóng và thép cán nguội
– Thép mạ kẽm.
– Thép tấm nhám (thép chống trượt).
– Thép carbon chất lượng, tấm hợp kim.
Các loại thép tấm phổ biến
Thép tấm cán nóng: Thép cán nóng được hình thành ở quá trình cán nóng ở nhiệt độ cao. Thường ở nhiệt độ 1000 độ C. Loại thép này thường có màu xanh đen và màu sắc của thành phẩm khá tối. Hai bên của tấm cuộn thường khá xù xì không sắc mép. Thường thì thép tấm cán nóng dễ bị gỉ sét nếu như để lâu.
Thép tấm cán nguội: Thép cán nguội thường có mẫu mã đẹp hơn so với thép cán nóng. Tuy nhiên giá thành sản phẩm lại tương đối cao. Đồng thời quy trình bảo quản cũng phức tạp hơn so với thép cán nóng. Ưu điểm của thép cán nguội là có bề mặt sáng bóng. Mép biên sắc cạnh, màu sắc sản phẩm thường có màu xám sáng….
Thép tấm mạ kẽm: Thép mạ kẽm là loại thép được phủ trên mình một lớp kẽm mạ. Với độ dày phù hợp nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sản phẩm có tuổi thọ cao và độ bền đẹp. Thép mạ kẽm được sử dụng trong kiến trúc xây dựng. Thiết bị ngành công nghiệp, máy giặt, tủ lạnh, tivi, điều hòa không khí. Hệ thống thông gió, máy nước nóng năng lượng mặt trời…
Thép tấm nhám (thép chống trượt): Trên bề mặt thép có gân hoặc hoa văn, có tác dụng tạo độ nhám và chống trượt. Thép chống trượt thường được chế tạo bằng cán nóng. Thép chống trượt thường được sử dụng ở nhiều công trình khác nhau. Thép sử được sử dụng cho các công trình xây dựng. Làm sàn xe tải, dùng các thép tiền chế, để làm lót sàn…..
Thép carbon chất lượng, tấm hợp kim: Là loại thép khi sản xuất người ta cho vào thêm các nguyên tố đặc biệt được gọi là nguyên tố hợp kim: Cr, Ni, Mn, Si, W, V, Co, Mo, Ti, Cu. Chính nhờ các nguyên tố hợp kim đó mà làm cho thép hợp kim nói chung có những ưu điểm vượt trội so với thép tấm khắc. Thép tấm hợp kim dùng trong ngành cơ khí cao đóng tàu, thuyền,. Kết cấu nhà xưởng, bồn bể xăng dầu, cơ khí, xây dựng, chế tạo máy, khuôn mẫu, ngành cơ khí, vv…
Ứng dụng và phân loại thép tấm
Thép được dùng nhiều trong các ngành. Như đóng tàu, kết cấu nhà xưởng, cầu cảng, thùng, bồn xăng dầu, nồi hơi. Cơ khí, các ngành xây dựng dân dụng, làm tủ điện, container. Tủ đựng hồ sơ, tàu thuyền, sàn xe, xe lửa, dùng để sơn mạ…
Ngày nay thép tấm được sử dụng khá thông dụng. Thép có quy trình sản xuất khá phức tạp. Bởi vậy thép tại thị trường Việt Nam hầu như được nhập khẩu từ các quốc gia công nghiệp khác trên thế giới.
CÔNG TY TNHH THÉP HÙNG PHÁT
ĐC: Số 71B Đường TTH07, P. Tân Thới Hiệp Quận 12, TP.HCM
Hotline: 0938 437 123 – (028) 2253 5494
Email: duyen@hungphatsteel.com
MST: 0314857483